Hiện nay, việc lắp đặt và thi công trần nhà ngày càng phổ biến. Trong đó, trần nhôm là một trong những hệ trần được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Thi công trần nhôm giúp ngôi nhà trở nên đẹp hơn, độc đáo hơn mà cũng không kém phần sang trọng, lịch sự.
1. Tìm hiểu về thi công trần nhôm
Trần nhôm còn gọi là trần kim loại hoặc tấm hợp kim nhôm là hệ trần được làm bằng 100% hợp kim nhôm cao cấp. Bề mặt của trần nhôm được sơn một lớp sơn tĩnh điện cao cấp giúp cho màu sắc của tấm trần luôn bền màu theo thời gian sử dụng. Hệ trần nhôm sẽ bao gồm các thành phần như khung xương, ty treo và các tấm trần.
Thi công trần nhôm là việc lắp đặt các tấm trần nhôm lên trên hệ khung xương kết hợp với các phụ kiện đi kèm để tạo thành một hệ trần chắc chắn thay thế trần bê tông cũ thô cứng. Quá trình này nhằm hiện thực hóa các bản vẽ thiết kế thành sản phẩm thực tế, yêu cầu kỹ thuật cao, được thực hiện bởi đội ngũ thợ chuyên nghiệp để công trình hoàn thiện hoàn hảo nhất.
So với những mẫu trần khác như trần nhựa, trần thạch cao… thì trần nhôm giúp không gian trở nên hiện đại và sang trọng hơn. Bên cạnh đó, mẫu trần nhôm còn được đánh giá cao về độ bền cũng như thời gian sử dụng lâu hơn so với những loại khác. Vì thế, mẫu trần nhôm phù hợp với rất nhiều không gian và công trình lớn nhỏ khác nhau từ nhà ở, văn phòng cho đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn…
2. Cấu trúc của hệ trần nhôm như thế nào?
Khi thi công trần nhôm thì hệ trần sẽ gồm các yếu tố sau:
1. Tấm hợp kim nhôm
Tấm hợp kim nhôm thường có độ dày khoảng 0,5mm trở lên được thiết kế với nhiều mẫu mã, họa tiết hoa văn đa dạng để tạo nên những hệ trần nhôm khác nhau, độc đáo và ấn tượng. Kích thước của tấm trần nhôm cũng rất đa dạng. Mỗi hệ trần sẽ có độ dày khác nhau, được dập thành nhiều tấm trần với nhiều quy cách khác nhau.
Khi thi công trần nhôm, các tấm hợp kim nhôm sẽ được sắp xếp lần lượt, ghép vào với nhau tạo thành một khối đồng bộ trên trần nhà.
2. Hệ khung xương
Hệ khung xương của trần nhôm sẽ gồm các thanh xương khác nhau, móc treo khác nhau phù hợp để lắp đặt các tấm trần nhôm hợp kim.
3. Ty treo
Khi thi công trần nhôm thì ty treo là bộ phận rất quan trọng. Ty treo là một thanh thẳng có chiều dài khoảng 1 – 3m dùng để liên kết các kết cấu phụ với các kết cấu cố định. Ty treo trần có rất nhiều loại khác nhau với nhiều kích thước và vật liệu khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất của từng hệ trần mà có sự lựa chọn phù hợp.
4. Đèn trần
Trần nhôm hay bất cứ hệ trần nào thì đèn trần là bộ phận không thể thiếu. Đèn sử dụng cho hệ trần nhôm là những bóng đèn sử dụng bóng đèn LED vừa cho ánh sáng tốt vừa tiết kiệm điện. Cả đèn và khung đèn đều được làm bằng nhôm. Đèn trần nhôm thường sử dụng là những mẫu đèn âm trần có kích thước đa dạng phù với kích thước của từng tấm trần hợp kim nhôm.
Thông thường, khi thi công trần nhôm, các bóng đèn sẽ được lắp đặt và bố trí đều nhau để ánh sáng được phân bổ đều và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Hướng dẫn thi công trần nhà thạch cao
3. Đặc tính riêng của trần nhôm
Sở dĩ, hiện nay thi công trần nhôm ngày càng phổ biến tại các công trình vì loại trần nhôm này có nhiều đặc tính rất nổi trội:
1. Chịu được nhiệt, chống cháy
Nhôm có đặc tính chống cháy, chịu được nhiệt độ cao, cao hơn rất nhiều so với các kim loại khác. Vì thế, thi công trần nhôm đảm bảo sự an toàn cao, giảm thiểu được những thiệt hại nếu không may xảy ra hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, trần nhôm còn có khả năng chống nóng, cách nhiệt cực kỳ tốt giúp ngôi nhà mát mẻ hơn vào mùa hè. Ngoài ra, bề mặt tấm hợp kim nhôm được sơn một lớp tĩnh điện thêm vào lớp phim cách nhiệt giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Cách âm tốt
Trần nhôm có khả năng tiêu âm cực tốt. Nhờ đó, những không gian lắp đặt trần nhôm thường khá yên tĩnh vì trần nhôm đã hấp thụ âm thanh, tiêu âm và làm giảm đi tiếng ồn. Hệ trần nhôm giúp các âm thanh từ môi trường bên ngoài không vào được bên trong nhà bởi khả năng cách âm tốt. Vì thế, với các công trình, nhà ở gần với khu vực ồn ào thì thi công trần nhôm sẽ là giải pháp tuyệt vời.
3. Chống nước, chống ẩm
Những loại trần thông thường, khi gặp nước hoặc bị ẩm thì sẽ dễ bị biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của hệ trần. Thế nhưng, với trần nhôm thì chất lượng sẽ không hề bị ảnh hưởng.
Trần nhôm được làm từ hợp kim nhôm nên có khả năng chịu nước, chống ẩm và chống thấm rất tốt nên sẽ không bị biến dạng nếu chẳng may gặp nước. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người lựa chọn thi công trần nhôm thay vì sử dụng các loại trần thông thường khác.
Xem thêm: Trần nhôm giả gỗ giải giáp đổi mới không gian
4. Trọng lượng nhẹ
Trần nhôm mang đặc tính của nhôm, có trọng lượng rất nhẹ. Hệ trần sẽ là kết cấu các tấm trần ghép vào với nhau nên quá trình vận chuyển, lắp đặt, thi công sẽ dễ dàng hơn.
5. Có độ ổn định
Nhờ đặc tính của nhôm mà trần nhôm có độ ổn định rất cao. Trong quá trình sử dụng dù có bị tác động từ môi trường bên ngoài hay bất kỳ yếu tố gì thì hệ trần vẫn giữ nguyên được kết cấu, không bị biến dạng như những loại trần khác.
4. Ưu nhược điểm khi thi công trần nhôm
Trần nhôm có độ bền cao cùng với nhiều ưu điểm vượt trội nên được sử dụng phổ biến và dần thay thế các kiểu trần truyền thống và các hệ trần khác như trần gỗ, trần nhựa, trần thạch cao…
1. Ưu điểm của trần nhôm
Mẫu mã và kích thước đa dạng
Hiện nay, trần nhôm có rất nhiều mẫu mã, họa tiết hoa văn và màu sắc khác nhau: trơn, họa tiết, thiết kế 3D, vân gỗ… Bên cạnh đó, các tấm hợp kim nhôm còn được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng người và phù hợp với các không gian khác nhau.
Thiết kế đẹp, thẩm mỹ cao
Các mẫu trần nhôm được thiết kế rất tỉ mỉ, đường nét vô cùng sắc nét và đẹp mắt. Bên cạnh đó, bề mặt ngoài của trần nhôm có độ nhẵn bóng tạo được sự sang trọng và thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.
Thẩm mỹ cao
Thiết kế của trần nhôm có thể phù hợp và tương thích với mọi không gian. Ngoài ra, khi thi công trần nhôm, hệ trần sẽ được kết hợp với hệ thống đèn Led âm trần. Nhờ đó, tấm hợp kim nhôm sẽ phát huy khả năng phản xạ ánh sáng giúp cho không gian trở nên lung linh hơn, bạn sẽ có cảm giác không gian rộng rãi và thông thoáng hơn.
Tính năng đa dạng
Như đã phân tích ở trên, hệ trần nhôm mang đặc tính của nhôm. Chính vì thế mà trần nhôm có rất nhiều tính năng vượt trội. Trần nhôm có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cách nhiệt tốt giúp cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó, trần nhôm còn có khả năng chống cháy, cách âm và chống nước tốt. Vì thế, thi công trần nhôm là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay.
Độ bền cao
Trần nhôm được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, có độ cứng cao nên khả năng chịu lực rất tốt. Nếu chẳng may xảy ra va đập thì trần nhôm vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu mà không bị biến dạng.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng chống thấm tốt nên trần nhôm sẽ không bị ảnh hưởng bởi nước và không bị ẩm mốc. Sau thời gian dài sử dụng thì trần nhôm vẫn giữ được độ bền, không bị hư hỏng. Vì thế, với thời tiết khí hậu khắc nghiệt tại Việt Nam thì lắp đặt trần nhôm tại các công trình sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Thi công trần nhôm, sửa chữa và vệ sinh dễ dàng
Khi lắp đặt trần nhôm, các tấm trần hợp kim nhôm sẽ được ghép lại với nhau. Chính vì được thiết kế thành những tấm trần nhỏ với độ dày khoảng 0,5mm trở lên, kích thước phù hợp, cùng với trọng lượng rất nhẹ mà quá trình thi công trần nhôm diễn ra nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Bạn có thể di chuyển, lắp đặt trần nhôm ở bất cứ vị trí nào bạn mong muốn. Đồng thời, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay mới cũng vô cùng thuận tiện.
Ngoài ra, với thiết kế phủ lớp sơn tĩnh điện cao cấp bên ngoài mà tấm trần nhôm có lớp bề mặt nhẵn bóng. Vì thế, trong quá trình sử dụng sẽ ít bị bám bụi mà quá trình vệ sinh, lau chùi trần cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.
2. Nhược điểm của trần nhôm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì trần nhôm cũng có điểm bất cập đó chính là không thể tùy biến theo màu sắc cá nhân. Chính vì thế, trần nhôm thường được sử dụng ở những nơi có không gian và diện tích lớn.
5. Trần nhôm có mấy loại?
Thi công trần nhôm ngày càng trở nên phổ biến. Đó cũng chính là lý do vì sao trần nhôm ngày càng có nhiều loại khác nhau để phù hợp với mọi nhu cầu, mọi công trình. Một số loại trần nhôm phổ biến hiện nay
1. Trần nhôm dạng hở
Trần nhôm dạng hở có các loại sau:
Trần nhôm U – Shaped
Thi công trần nhôm U – Shaped sẽ là hệ thống các tấm dạng hộp làm bằng hợp kim nhôm ghép lại với nhau dễ dàng bằng thanh xương U – shaped dài 3000mm. Kích thước của tấm trần nhôm chữ U:
- Kích thước U30: Chiều rộng 30mm, chiều cao 40mm – 150mm
- Kích thước U50: Chiều rộng 50mm, chiều cao 50 – 200mm.
Mẫu trần nhôm U – shaped có các màu tiêu chuẩn như màu đen, màu ghi, màu trắng, màu vân gỗ.
Trần nhôm B – Shaped
Các tấm trần nhôm B – Shaped có dạng hộp với kích thước bề rộng đa dạng từ 30 – 180mm và được liên kết với cùng một hệ xương đồng nhất. Khi thi công trần nhôm B – shaped thì có thể sử dụng các tấm trần có chiều rộng và độ cao khác nhau trong cùng một diện tích trần. Loại trần này được phủ một lớp sơn gia nhiệt, có thể tái sử dụng.
Trần nhôm B – Shaped cũng giống với các hệ trần nhôm khác là có đầy đủ màu sắc tiêu chuẩn như trắng, đen, ghi, vân gỗ.
Trần nhôm C – shaped C85
Đây là mẫu trần với các thanh trần hình chữ C có chiều rộng 85mm. Trần nhôm C – shaped C85 có khe hở chạy dọc giữa các thanh trần để giúp tạo điểm nhấn. Đồng thời giúp cho không gian trở nên thanh thoát nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo sự liền khối.
Những tấm trần nhôm có độ dày 0,5 – 0,6mm, được phủ sơn gia nhiệt và chiều dài có thể sản xuất theo yêu cầu, tối đa 6000mm.
Xem thêm: Trần nhôm 3d tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn
Trần nhôm Caro
Thi công trần nhôm Caro, những thanh nhôm dạng chữ U sẽ được lắp ráp với nhau, có bề rộng 15mm và chiều cao 50mm. Loại trần này có hệ thống treo đồng bộ, thanh xương chính và thang ngang có cùng vật liệu với các ô caro.
Hệ trần nhôm Caro có các liên kết được che khuất. Thanh U có mép gấp trên đỉnh vừa làm tăng độ cứng cho trần vừa có thể gài vào móc trượt dễ dàng.
Trần nhôm dạng ống
Với việc thi công trần nhôm dạng ống thì hệ trần sẽ gồm các tấm trần dạng ống được làm từ hợp kim nhôm với đường kính 50mm liên kết với nhau thông qua các thanh xương D50. Độ dài ống cũng rất đa dạng và được sản xuất theo yêu cầu của từng người với chiều dài tối đa 6000mm.
2. Trần nhôm dạng kín
Trần nhôm Lay – in
Đây là hệ trần treo dạng lộ khung. Khi đó, thi công trần nhôm Lay – in thì các tấm trần sẽ được thả bên trên khung. Nhờ đó, việc tháo lắp, sửa chữa, thay thế và bảo trì sẽ đơn giản hơn. Mẫu trần nhôm này phù hợp với các hệ thống chiếu sáng.
Hệ thống trần nhôm Lay – in có thể phối hợp với các hệ thống trần khác. hệ thống này được dán vải không dệt ở mặt sau của tấm trần. Nhờ đó, hệ trần nhôm Lay – in có khả năng tiêu câm và cách âm hiệu quả. Hệ trần này có hai loại là tấm trần đục lỗ và tấm trần không đục lỗ. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích sử dụng mà có sự lựa chọn phù hợp.
Trần nhôm Clip – in
Đây là hệ trần dạng khung treo kín. Không gian sử dụng trần nhôm Clip – in sẽ có cảm giác mảng trần nguyên khối và rất gọn gàng. Khi thi công trần nhôm cần phải sử dụng xương kẹp để giữ hai gờ đối diện của tấm trần vào thanh treo giúp cho các tấm trần được cân bằng và thẳng hàng với nhau.
Trần nhôm G – Shaped
Hệ thống trần nhôm này sử dụng các tấm trần rộng khoảng 100mm và 200mm được làm bằng nhôm. Những tấm trần này có thể lắp đặt dễ dàng vào các thanh treo G100 và G200. Đồng thời, các tấm trần được liên kết với nhau bằng cách mạch nối. Bề mặt trần được phủ sơn gia nhiệt nên có thể tái sử dụng.
6. Hướng dẫn các bước thi công trần nhôm đúng cách
Thi công trần nhôm đúng cách, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Xác định và đánh dấu độ cao trần
Việc xác định độ cao của trần giúp bạn đánh dấu độ cao chính xác để quá trình thi công trần nhôm dễ dàng và đảm bảo độ chính xác.
Bạn có thể đo đạc trần và dựa vào bản thiết kế rồi sử dụng tia laser để lấy dấu chiều cao. Sau đó, hãy đánh dấu vị trí mặt trần trên cột hoặc trên vách tường. Khi đó, độ cao của trần sẽ được làm từ vị trí đánh dấu lên phía trên.
Bước 2: Cố định viền tường
Ở bước này, bạn hãy sử dụng khoan hoặc búa đinh để cố định nẹp viền tường vào vách tường. Tùy thuộc vào từng loại vách tường mà khoảng cách giữa các lỗ khoan sẽ được tính toán hợp lý. Thường khoảng cách sẽ không quá 30cm.
Bước 3: Phân chia các ô trần
Khi thi công trần nhôm, để đảm bảo cân đối giữa các ô, bề rộng của tấm trần với khung bao mà cần phải chia ô trần hợp lý. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và thẩm mỹ của trần sau khi hoàn thành. Vì thế, cần phải đảm bảo chính xác đến từng milimet, tránh sai số. Khoảng cách tâm điểm của thanh chính với thanh phụ là 60x60cm.
Bước 4: Treo ty treo
Một đầu của ty treo sẽ liên kết với hệ xương chính và đầu còn lại liên kết vào trần. Vì thế, khoảng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 120cm. Khoảng cách điểm treo đầu tiên với tường tối đa là 30cm. Không nên để các móc treo có vị trí quá xa nhau vì sẽ làm trần bị yếu, không được chắc chắn, dễ gây nguy hiểm.
Bước 5: Lắp ráp khung xương
Các thanh chính dọc sẽ được gắn vào móc bằng các phụ kiện khóa treo, nối với nhau bằng các lỗ mộng của thanh ngang.
Các thanh ngang sẽ được lắp vào các thanh dọc theo các lỗ mộng theo chiều từ trên xuống dưới. Lưu ý khoảng cách giữa các thanh không được quá xa nhau.
Bước 6: Điều chỉnh khung xương
Khi lắp đặt xong khung thì cần phải điều chỉnh lại khung sao cho thật ngay ngắn, bằng phẳng để giúp trần sau khi hoàn thiện đảm bảo thẩm mỹ và an toàn.
Bước 7: Lắp đặt tấm trần
Khi khung xương đã chắc chắn thì việc tiếp theo trong quá trình thi công trần nhôm đó chính là lắp đặt các tấm trần lên khung. Cần phải lắp tấm trần bằng phẳng và ngay ngắn dùng đinh vít để cố định trần với khung xương để đảm bảo sự chắc chắn.
Bước 8: Vệ sinh trần
Sau khi đã lắp đầy đủ tấm trần lên khung xương, hãy căn chỉnh lại một lượt để trần đạt được độ thẩm mỹ cao nhất. Cuối cùng, hãy dùng khăn lau chùi nhẹ nhàng mặt trần để làm sạch bụi bẩn giúp mặt trần sáng bóng, thẩm mỹ hơn.
7. Những điều cần nhớ khi thi công trần nhôm
Thi công trần nhôm không quá phức tạp, tuy nhiên, trước khi thi công và lắp đặt bạn cần chú ý 3 vấn đề sau:
Tính toán độ cao của trần: Khi lắp đặt trần nhôm thì chắc chắn độ của của phòng sẽ bị giảm. Vì thế, không nên làm trần quá thấp so với mặt sàn vì sẽ khiến không gian chật cội hơn. Hãy làm trần có độ cao vừa phải để không gian có sự hài hòa.
Chọn màu trần: Nên chọn trần có màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã để không gian lịch sự, sang trọng hơn.
Kiểm tra chất lượng vật liệu trần: Cần phải lựa chọn vật liệu nhôm cao cấp để quá trình thi công dễ dàng, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của trần.
Thi công trần nhôm không quá phức tạp, chỉ cần nắm rõ các bước trên là có thể hoàn thành một cách dễ dàng. Nếu bạn cần lắp đặt trần nhôm, hãy liên hệ 0333.088.889 để Xây Dựng Việt Tín hỗ trợ nhé!
Công ty TNHH Xây Dựng Việt Tín
Địa chỉ: Phong 2603 – Tòa 103 USILK – La Khê – Hà Đông
Hotline: 0333088889