Nhà không chỉ đơn thuần là nơi để dừng chân mà còn là nơi vun đầy hạnh phúc của mỗi nha đình. Một ngôi nhà đẹp và chắc chắn sẽ cho bạn một không gian sống lý tưởng và một cuộc sống tốt nhất. Trần nhà thạch cao không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn cho bạn chất lượng sống tốt. Vậy, bạn đã biết quy trình thi công trần thạch cao hay chưa?
1. Phân loại trần nhà thạch cao

Trần thạch cao đã trở nên phổ biến đối với các ngôi nhà tại Việt Nam. Trần thạch cao được chia làm 2 loại chính, cụ thể là trần thạch cao khung nổi và trần thạch cao chìm. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các loại trần này bạn nhé!
1. Trần thạch cao nổi (trần thạch cao thả)

Đây là loại trần thạch cao hệ trần có đặc điểm là để lộ một phần hệ thống khung xương. Trần có bề mặt được thành các ô vuông bằng nhau với kích thước 600x600mm. Trong một số trường hợp có thể chia thành các ô chữ nhật có kích cỡ là 600x1200mm.
Loại trần thạch cao nổi được tạo nên bởi khung xương nổi và tấm trang trí. Bên cạnh đóm người ta cũng thường lựa chọn các loại phông nhựa, mẫu này có thể đáp ứng được các yêu cầu thi công. Đồng thời mang đến nhiều sự tiện ích và trang nhã trong quá trình rdungj.
Mẫu trần thạch cao này còn có ưu điểm là dễ lắp đặt mà trọng lượng lại nhẹ. Điều rất thuận lợi trong quá trình bảo trì sửa chữa hệ thống điện và báo cháy. Chính vì thế thi công trần thả (thi công trần thạch cao nổi) được rất nhiều gia đình lựa chọn.
2. Trần thạch cao chìm ( trần phẳng)

Trần thạch cao trần là loại trần giật cấp, trái ngược với trần thạch cao nổi, loại trần này có hệ thống khung xương được che kín. Để thi công trần thạch cao, người ta sẽ kết hợp giữa khung xương trần chìm và tấm thạch cao nhà ở nào cũng
Ưu điểm của loại trần này chính là sự linh hoạt và dễ tạo hình khi thi công, đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ nhất cho gia chủ. Cho dù bất cứ phong cách nào cũng phù hợp và hướng đến được các phong cách mà gia chủ mong muốn.
Bên cạnh những ưu thế về kiểu dáng, mẫu mã mà loại trần này còn mang đến những tính năng vượt trội như: phòng cháy và cách âm chống ồn…cho bạn không gian sống lý tưởng nhất.
Xem thêm: Trần nhôm 3d tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn
2. Một số lưu ý quan trọng khi thi công trần thạch cao mà bạn nên biết

Công việc đóng trần thạch cao chỉ nên được tiến hành khi bạn đã thi công thạch cao tại phần cửa và cửa sổ. Chính những vị trí mở này cần phải được thi công cẩn thận để tránh những tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Để thi công trần thạch cao. bạn cần phải đảm bảo rằng các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao phải chắc chắn và không tiếp xúc với bề mặt đất. Đồng thời các phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và dùng để kê đỡ thích hợp luôn được bảo quản trong trạng thái tốt nhất.
Bên cạnh đó, để việc thi công thêm chất lượng và an toàn, bạn nên tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật và đi khảo sát hiện trường để có kiến thức tốt nhất. Kế đến, việc của bạn là thiết kế bản vẽ thi công sao cho phù hợp với công trình và đặc điểm. Tất cả có tác dụng đảm bảo yêu cầu về tính chịu lực, phòng cháy chữa cháy và tính thẩm mỹ của trần.
Đối với những công trình tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được tiến hành thi công khi tường được hoàn thành. Một điều mà bạn nên biết đó là mức độ tải trọng của trần thạch cao treo sẽ được dựa trên khuyến cáo của từng hệ trần. Các chuyên gia xây dựng khuyến khích nên thi công vách ngăn chống cháy cho trần và tường thạch cao để đảm bảo an toàn cho người ở.
Xem thêm: Trần nhôm giả gỗ giải pháp đổi mới không gian
3. Hướng dẫn thi công trần nhà thạch cao chi tiết và đầy đủ nhất

Thi công trần thạch cao như thế nào vẫn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Quy trình thi công có tốt và chất lượng mới đem đến trần nhà chắc chắn và đẹp mắt. Sau đây là hướng dẫn cách thi công trần nhà thạch cao chi tiết nhất mà bạn không nên bỏ qua.
1. Một số vật liệu quan trọng khi thi công trần thạch cao

- Tấm thạch cao Gyproc đạt tiêu chuẩn hoặc bạn cũng có thể lựa chọn tấm thạch cao Gyproc có khả năng chịu ẩm tốt.
- Hệ khung trần chìm gồm các loại thanh chính như: VTC-ALPHA, thanh phụ VTC-ALPHA và loại thanh viền tường VTC 18/22.
- Thanh V đục lỗ, thanh Z lưới hoặc bạn có thể lựa chọn băng viền góc Levelline có tác dụng viền góc cho trần thạch cao trong trường hợp xảy ra giật cấp.
- Phụ kiện đồng bộ cho trần chìm được liên kết bằng khóa:
- Khóa liên kết loại Alpha Thép có kích thước dày 0.5mm cùng ty dây và móc treo đường kính Ø4mm
- Tender Thép dày khoảng 0.53mm
- Pát 2 lỗ Thép dày khoảng 1mm
- Tắc kê thép Đường kính khoảng Ø6/8 mm
- Băng giấy có chiều rộng là 50mm, dài 75m
- Băng keo lưới có chiều rộng 50mm, dài 90m
- Bột xử lý mối nối Gyp-Filler 20kg trong 1 bao
- Vít kỳ lân có kích cỡ 25/ 40mm
- Vít đuôi cá có kích thước là 13mm
Xem thêm: Thi công trần nhôm đúng cách
2. Tiến hành thi công trần nhà thạch cao

Bước 1: Cần xác định cao độ và tiến hành lắp thanh viền tường
Đầu tiên, cần sử dụng ống nước để định vị vị trí lắp dựng thanh viền. Sau đó, dùng dây bật mực để đánh dấu vị trí theo tường, phải bao quanh chu vi trần.
Bước 2: Thi Công Trần Thạch Cao
- Việc của bạn lúc này là đánh dấu vị trí điểm treo tại các bộ ty treo trên kết cấu trần. Khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo lad 400mm và tới các điểm treo tiếp là 1000mm.
- Lúc này, bạn hãy dùng máy chuyên dụng khoan vào kết cấu trần bê tông dựa theo các vị trí đã được đánh dấu sẵn.
- Sau đó, hãy liên kết tắc kê thép và pát 2 lỗ vào các lỗ khoan sẵn trước đó
- Tạo bộ ty treo gồm 2 đoạn ty dây liên kết qua tender
- Bạn hãy tiến hành gắn các bộ ty treo vào 2 lỗ đã khoan sẵn
- Việc của bạn kế đến là hãy gắn các thanh chính VTC-ALPHA 4000 vào các ty treo đã lắp sẵn. Sao cho, đầu mỗi thanh xương chính cách tường bao tối đa 30mm.
- Gắn thanh xương chính VTC-ALPHA 4000 đảm bảo rằng bụng của thanh xương chính phải tiếp xúc tốt tại thanh móc treo của bộ ty
- Các thanh xương phụ VTC-ALPHA 4000 phải được đảm bảo là gắn vuông góc với các thanh xương chính VTC-ALPHA 4000
- Bước tiến theo là cố định đầu thanh xương phụ của VTC-ALPHA 4000 với tường VTC 18/22 bằng vít đuôi cá đầu dẹt.
- Hãy lấy dây dù sợi mảnh sau đó căng hai đầu dọc có nhiệm vụ kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương.
Bước 3: Tiến hành gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối
Bạn cần bố trí tấm thạch cao sao cho đảm bảo rằng các vị trí khe nối phải so le với nhau. Đồng thời khoảng cách từ vị trí bắn Vít kỳ tới mép của trần không được nhỏ hơn 10mm. Kế đến, bạn hãy liên kết tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ bằng Vít kỳ lân để cho phần thân ren vít có thể xuyên qua khung. Đặc biệt, bạn phải cẩn thận không cho mũ vít chọc thủng bề mặt giấy của tấm thạch cao nhé.
Cuối cùng, bạn hãy tiến hành xử lý khe nối thông qua tấm bằng băng giấy kết hợp cùng bột xử lý mối nối Gyp-Filler. Để hoàn thành thi công trần thạch cao, bạn chỉ cần bả bề mặt trước khi tiến hành sơn hoàn thiện là được.
3. Mẫu trần thạch cao đẹp được sử dụng nhiều nhất hiện nay












Với bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể biết thêm về các kiến thức về trần thạch cao cũng như quy trình thi công trần thạch cao cụ thể nhất. Xaysuanhatrongoi.com sẽ là đơn vị thi công trần thạch cao uy tín và chất lượng mà bạn nên tham khảo.
Công ty TNHH Xây Dựng Việt Tín
Địa chỉ: Phong 2603 – Tòa 103 USILK – La Khê – Hà Đông
Hotline: 0333088889