Báo giá làm mái tôn giá rẻ, chuyên nghiệp tại Hà Nội

Hiện nay, mái tôn được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Làm mái tôn không chỉ giúp chắn mưa, chắn nắng cho ngôi nhà mà còn giúp ngôi nhà có điểm nhấn độc đáo hơn. Lợp mái tôn không quá phức tạp, tuy nhiên cần phải thực hiện đúng cách thì mới có được mái nhà đẹp, chất lượng.   

1. Tìm hiểu cơ bản về mái tôn

Mái tôn còn được gọi là tấm lợp, là một loại vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng. Mái tôn được làm bằng hợp kim của thép với một số các thành phần phụ khác như kẽm, silic, nhôm… Lắp đặt mái tôn là làm một mái che bằng tôn lợp có tác dụng bảo vệ nhà, các công trình xây dựng khỏi những tác động của thời tiết như nắng, mưa, gió, bụi bẩn… 

Mái tôn là một trong những loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà ở hiện nay. Làm mái tôn chính là giải pháp tiết kiệm chi phí tối ưu vì thời gian thực hiện nhanh chóng mà nguyên liệu lại đơn giản, dễ tìm và đặc biệt là chi phí không quá cao.

Mái tôn được làm bằng hợp kim của thép
Mái tôn được làm bằng hợp kim của thép

 

Hiện nay, mái tôn có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau nên giá thành cũng sẽ có sự chênh lệch. Các loại mái tôn cũng rất đa dạng với mẫu mã phong phú cùng nhiều ưu điểm vượt trội có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi khách hàng.

Mái tôn không chỉ được dùng làm mái che nhà ở, nhà xưởng, chống nóng, mái hiên cho sân nhà, sân thượng mà còn được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng như làm nhà tạm, nhà xưởng với các bức vách bằng tôn lợp…

Mái tôn được ứng dụng trong các công trình xây dựng
Mái tôn được ứng dụng trong các công trình xây dựng

2. Báo giá làm mái tôn – thi công mái tôn giá rẻ cập nhật 2021

Làm mái tôn hết bao nhiêu chi phí, dùng loại tôn nào thì tiết kiệm chi phí? Để giải đáp câu hỏi đó của khách hàng Việt Tín gửi đến quý khách bảng báo giá thi công mái tôn theo từng loại tôn mà quý khách có thể tham khảo

STT Loại Tôn thi công Độ dày tôn(mm) Đơn giávnđ/m2)
1 Tôn Việt Nhật 0.40 280.000
0.45 300.000
0.50 320.000
2 Tôn Hoa Sen 0.40 300.000
0.45 350.000
0.50 360.000
3 Tôn Đông Á 0.40 320.000
0.45 350.000
0.50 360.000

Chú ý: 

  • Đơn giá chưa bao gồm VAT
  • Đơn giá đã bao gồm chi phí bận chuyển và lắp đặt trong nội thanh TP Hà Nội và HCM
  • Đơn giá chưa bao gồm giá khung thép
  • Đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo
  • Tất cả sản phẩm bảo hành 24 tháng
  • Đơn giá có thể thay đổi vào thực tại công trình thi công mái tôn tầng 1, tầng 2 hay tầng 3 tầng càng cao thì giá càng cao
  • Liên hệ qua hotline để được tư vấn và báo giá miễn phí

Xem thêm: Mẫu trần nhôm 3d đẹp

3. Một số mẫu mái tôn đẹp mà Xây Dựng Việt Tín Đã thi công

mái tôn giả ngói
mái tôn giả ngói
mẫu mái tôn biệt thự
mẫu mái tôn biệt thự
mẫu mái tôn đẹp
mẫu mái tôn đẹp
mẫu mái tôn giả ngói
mẫu mái tôn giả ngói
mẫu mái tôn lạnh
mẫu mái tôn lạnh
mẫu mái tôn lạnh biệt thự
mẫu mái tôn lạnh biệt thự
mẫu mái tôn lạnh đẹp
mẫu mái tôn lạnh đẹp
mái tôn lạnh đẹp
mái tôn lạnh đẹp
thi công mái tôn giả ngói
thi công mái tôn giả ngói

4. Những bộ phận tạo nên mái tôn

Hiện nay, quy trình làm mái tôn Hà Nội không quá phức tạp vì mái tôn có cấu tạo tương đối đơn giản. Mái tôn bao gồm các bộ phận chính sau:

1. Khung mái tôn

Đối với mái tôn, khung chính là phần quan trọng nhất có tác dụng chống đỡ, chịu trọng tải cho toàn bộ hệ thống mái lợp. Vì thế, khi làm mái tôn, muốn hệ thống mái được chắc chắn thì phần khung phải được thi công thật đảm bảo và cẩn thận. 

Khung của mái tôn có thể được làm bằng sắt hộp, ống sắt hoặc thép… Tùy thuộc vào diện tích và mặt bằng của công trình mà có sự điều chỉnh khung sắt sao cho phù hợp nhất. Đồng thời, phải vừa đảm bảo độ chắc chắn, lại vừa chịu được những tác động từ thời tiết bên ngoài để đảm bảo an toàn cho công trình. 

Khung mái tôn
Khung mái tôn

2. Hệ thống kèo

Hệ thống kèo của mái tôn thường là các vỉ sắt, thép với các kích thước đa dạng có tác dụng nâng đỡ và định hình cho phần mái che. Tùy thuộc vào diện tích công trình mà kích thước của hệ thống kèo có thể thay đổi phù hợp.

3. Tôn lợp mái

Khi làm mái tôn giá rẻ thì phần che ở trên mái chính là tôn lợp. Các loại tôn lợp cũng rất đa dạng với nhiều tính năng nổi bật như tôn giả ngói, tôn chống nóng, tôn mạ kẽm…

Đi kèm với phần tôn lợp là phần diềm mái tôn. Đây là phụ kiện không thể thiếu khi lắp đặt mái tôn. Diềm mái tôn sẽ được sử dụng cuối cùng khi phần mái tôn đã hoàn thiện. Diềm mái tôn là dạng tôn phẳng, sau đó được điều chỉnh các góc theo bản vẽ để ốp vào các góc, nóc và mái nhà để mái tôn đẹp hơn, thẩm mỹ hơn. Diềm mái tôn cũng có nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhiều vị trí khác nhau.

Tôn lợp mái
Tôn lợp mái

4. Ốc vít

Ốc vít là phụ kiện không thể thiếu khi làm mái tôn Hà Nội. Ốc vít có tác dụng gắn tôn lợp với hệ thống khung của mái để cố định và tạo độ chắc chắn cho phần mái lợp. Ốc vít sử dụng để lắp đặt mái tôn phải là loại ốc vít có khả năng chống rỉ, có gioăng cao su khít để hạn chế tình trạng bị dột khi trời mưa. 

Khi thi công mái tôn, hãy ưu tiên lựa chọn loại ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crom vì chất liệu này có độ bền chắc cao, độ cứng tốt. Đồng thời, ốc vít inox mạ crom còn có khả năng chịu được sự ăn mòn tốt hơn trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi gắn ốc vít vào mái tôn có thể sử dụng thêm keo để tạo được sự chắc chắn giúp mái tôn có thể chịu được thời tiết gió bão lớn.

Xem thêm: Thi công trần nhôm

5. Những loại tôn lợp mái phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mai tôn khác nhau. Nếu muốn làm mái tôn cho ngôi nhà của mình thì bạn có thể lựa chọn một trong số 4 loại mái tôn dưới đây:

1. Tôn mát cách nhiệt

Tôn cách nhiệt còn gọi là tôn mát hoặc tôn PU PE, là loại tôn lợp có tác dụng cách nhiệt, ngăn cản nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời vào bên trong ngôi nhà.

Tôn mát cách nhiệt
Tôn mát cách nhiệt

Tôn cách nhiệt gồm có 3 lớp chính: Lớp tôn bề mặt, lớp PU, lớp PP/PVC. Trong đó:

  • Lớp PU trong tôn có mật độ cao tạo sợi bền vững. Nhờ đó, khả năng cách âm của mái tôn được tăng cường, đồng thời khả năng cách nhiệt cũng sẽ cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.  
  • Lớp PVC: Đây là lớp lụa có khả năng hạn chế cháy giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho lớp dưới của mái tôn. 

Ngoài cấu tạo kể trên thì tôn cách nhiệt cũng có thể được cấu tạo bởi các lớp tôn, xốp, tôn xốp, màng PVC.

2. Tôn giả ngói

Tôn giả ngói hay còn gọi là tôn sóng ngói có thiết kế bên ngoài nhìn như mái ngói. Loại tôn này thường được sử dụng để làm mái tôn cho các ngôi nhà có kiến trúc nhiều mái theo kiểu kiến trúc nhà biệt thự hoặc những ngôi nhà có độ dốc lớn. 

So với việc sử dụng mái gạch ngói thông thường thì mái tôn giả ngói có khả năng làm giảm đi tải trọng lên khung sừng của mái nhà, cột và móng nhà.

Mái tôn giá ngói có thiết kế dạng sóng theo kiểu dáng ngói tây có nhiều màu sắc và độ dày khác nhau. So với các loại mái bằng gạch ngói thông thường thì loại tôn giả ngói tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. 

Tôn giả ngói
Tôn giả ngói

3. Tôn lạnh

Tôn lạnh có bề mặt tôn sáng bóng. Trong tôn lạnh sẽ có 1 lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm với thành phần nhôm chiếm 55%, kẽm 43,5% và silicon 1,5%.

Tôn lạnh có khả năng phản xạ các tia sáng từ ánh nắng mặt trời. So với các loại vật liệu khác thì khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của tôn lạnh tốt hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, nhờ vào 2 thành phần chính là nhôm và kẽm bên trong mà tôn lạnh có khả năng chống ăn mòn rất nhiều quả. Vì thế, làm mái tôn lạnh sẽ giúp ngôi nhà chống lại được những tác hại xấu từ môi trường bên ngoài. 

Tôn lạnh
Tôn lạnh

Nếu so sánh tôn lạnh với tôn kẽm thông thường thì loại tôn lạnh này có độ bền và tuổi thọ gấp tới 4 lần. Loại tôn này có khả năng tỏa nhiệt nhanh nên ngôi nhà sẽ lấy lại được sự mát mẻ nhanh chóng.

4. Tôn cán sóng

Tôn cán sóng còn được gọi là tôn mạ kẽm. Loại tôn này sẽ không có các lớp xốp hoặc các lớp PU như các loại tôn mát. Loại tôn này được mạ kẽm và được phủ một lớp sơn để giúp mái tôn được thẩm mỹ hơn. Loại tôn này khá nhẹ, có khả năng chống gỉ và độ bền cao. 

Tôn cán sóng có rất nhiều loại khác nhau. Nếu bạn muốn làm mái tôn cán sóng thì có thể lựa chọn loại tôn 6 sóng, 9 sóng, 11 sóng…

Tôn cán sóng
Tôn cán sóng

Xem thêm: Trần nhôm giả gỗ

6. Ưu – nhược điểm khi lắp đặt mái tôn

Tôn là một loại vật liệu xây dựng có tác dụng tương tự như mái ngói gạch. Tuy nhiên, tôn lợp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Vì thế, nhiều người lựa chọn làm mái tôn cho ngôi nhà của mình thay vì sử dụng mái ngói.

1. Ưu điểm

Mẫu mã và màu sắc đa dạng

Hiện nay, ngành xây dựng ngày càng phát triển mạnh, các vật liệu xây dựng cũng ngày càng được cải tiến và đa dạng hơn về chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng. Chính vì thế, tôn lợp cũng có rất nhiều loại khác nhau với mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc đa dạng. 

Với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc của tôn lợp bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc mà mình yêu thích khi làm mái tôn cho ngôi nhà của mình. Ngoài ra, mỗi loại lại có một công dụng khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đặc điểm riêng của từng ngôi nhà, từng công trình. 

Mẫu mã và màu sắc đa dạng
Mẫu mã và màu sắc đa dạng

Chống nóng tốt

Tôn lợp, đặc biệt là tôn lạnh có đặc tính làm mát rất tốt, có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời nên có thể hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt. Nhờ khả năng phản xạ nhiệt mà lượng nhiệt truyền xuống mái tôn vào trong nhà sẽ ít hơn khiến cho không gian bên trong ngôi nhà mát mẻ hơn. 

Vì thế, làm mái tôn sẽ giúp ngôi nhà mát hơn vào mùa hè. Đồng thời, tôn lạnh có khả năng tiêu biến nhiệt nhanh. Nhờ đó, khả năng làm mát ngôi nhà sẽ trở nên nhanh hơn.

Chống nóng tốt
Chống nóng tốt

Chống ăn mòn hiệu quả

Mỗi tấm tôn lợp sẽ được mạ một lớp kẽm. Vì thế, làm mái tôn giá rẻ không chỉ giúp làm đẹp cho ngôi nhà, nâng cao tính thẩm mỹ mà mái tôn còn có khả năng chống lại và hạn chế các tác động từ thời tiết nhờ lớp phủ sơn bên ngoài. Đồng thời, lớp sơn phủ này còn giúp tôn không bị oxy hóa, chống được sự ăn mòn và không bị hoen gỉ.

Bên cạnh đó, thành phần kẽm có trong lớp mạ có tác dụng tạo ra hợp chất bảo vệ phần mép bị cắt hoặc những bị bị trầy xước của mái tôn khi trời mưa hiệu quả. Nhờ đó, giúp cho tấm tôn được bền lâu hơn.

Độ bền cao

So với các loại mái gạch ngói thông thường thì làm mái tôn giá rẻ có độ bền cao hơn rất nhiều. Nếu lắp đặt và thi công đúng kỹ thuật, lựa chọn đúng loại mái tôn chất lượng thì tuổi thọ của mái tôn có thể lên tới 20 – 40 năm. Có thể nói, làm mái tôn cho ngôi nhà là một lựa chọn thông minh, là cách tiết kiệm chi phí xây dựng nhà hiệu quả.

Bên cạnh đó, bề mặt của mái tôn thường trơn, cứng nên không bị ngấm nước. Ngược lại còn thoát nước rất nhanh chóng. Vì thế, không gây ra tình trạng nấm mốc giúp mái tôn được bền lâu hơn.

Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng

Mái tôn lợp có trọng lượng khá nhẹ, so với các loại mái ngói lợp khác thì trọng lượng mái tôn chỉ bằng 1/10. Bên cạnh đó, mái lợp được chia thành nhiều tấm nhỏ khác nhau. Nhờ đó, quá trình thi công, lắp đặt, vận chuyển tôn lợp cũng dễ dàng hơn giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. 

Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng
Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sửa chữa, thay mới từng tấm tôn nếu chúng bị hỏng hoặc có vấn đề mà không cần phải tháo dỡ toàn bộ mái tôn xuống. 

2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng tấm tôn lợp cũng có những nhược điểm và hạn chế nhất định:

Tiếng ồn lớn

Khi làm mái tôn cho ngôi nhà thì có lẽ tiếng ồn là hạn chế lớn nhất. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của tôn lợp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam thì tình trạng mưa giông khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt, lượng mưa tại Việt Nam thường khá lớn, khi trời mưa xuống mái tôn sẽ gây ra những tiếng ồn rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như giấc ngủ của mọi người.

Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, tôn lợp cũng được cải tiến hơn rất nhiều. Việc sử dụng các loại vật liệu cách âm như bông khoáng Rockwool, bông thủy tinh Glasswool khi sản xuất, chế tạo tấm lợp giúp tiếng ồn cũng sẽ được hạn chế rất nhiều. 

Dễ bị biến dạng, bị móp

Những tấm tôn lợp thường có trọng lượng nhẹ nên cũng khá mỏng. Vì thế, trong điều kiện thời tiết xấu xuất hiện mưa đá thì có thế những tấm tôn sẽ bị biến dạng, bị méo mó khi bị mưa đá tác động.

Bị tốc mái với cùng có nhiều thiên tai

Thời tiết, khí hậu tại Việt Nam rất khắc nghiệt, nhiều khu vực gặp tình trạng mưa bão, lốc xoáy. Việc làm mái tôn cho ngôi nhà tại những khu vực này thường sẽ khiến mái tôn dễ bị tốc. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết này cũng không quá nhiều, không xảy ra thường xuyên nên cũng không cần quá lo lắng. 

7. Hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt mái tôn 

Khi lắp đặt, làm mái tôn cho ngôi nhà thì cần phải thực hiện đúng kỹ thuật, đúng các bước thì mới đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì thế, khi thi công, hãy làm theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Lắp đặt máng nước và viền bao quanh

Đầu tiên khi lắp đặt, làm mái tôn cho ngôi thì thì cần phải tiến hành lắp đặt máng nước và các viền bao xung quanh. Phần viền bao quanh toàn bộ chu vi mái nhà sử dụng diềm mái và mái hắt (các dải tôn). Để lắp đặt được viền bao quanh cần sử dụng đinh đóng viền mái có kích thước 0,6cm để đóng cố định viền bao vào mái nhà. Nếu mà nhà của bạn có máng nước thì nên đặt viền bao chồng lên các cạnh của máng nước. 

Bước 2: Lắp các tấm tôn lợp

Khi lắp đặt các tấm lợp, hãy thực hiện từ đỉnh cao nhất cho đến mép mái. Hãy lắp đặt làm sao để giữ tấm lợp đầu tiên trên mái nhà có mép nhô ra khoảng 2cm. Tiếp theo, hãy sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su để cố định tấm lợp. Khi đóng đinh vít, hãy giữ khoảng cách giữa các đinh vít khoảng 30cm. 

Hướng dẫn các bước lắp đặt mái tôn
Hướng dẫn các bước lắp đặt mái tôn

Sau đó, hãy thực hiện tiếp tục với các tấm lợp khác. Các cạnh của tấm lợp phải gối lên nhau tối thiểu 2,5cm. Hãy cứ tiếp tục thực hiện tương tự cho đến khi phần mái nhà được bao phủ hoàn toàn. Một mẹo nhỏ khi làm mái tôn để các tấm tôn sát khít vào nhau đó là sử dụng keo silicon để siết chặt về phía các cạnh giúp cho các tấm lợp gắn kết chặt chẽ hơn. Khi lắp đặt tấm tôn cần phải đặt sóng của tấm bên phải úp lên sóng của tấm tôn bên trái khoảng nửa sóng để có được thẩm mỹ tốt nhất.

Lắp đặt tấm lợp là bước quan trọng nhất khi thi công, làm mái tôn cho ngôi nhà nên cần phải thực hiện thật cẩn thận, chi tiết, tránh sai sót không đáng có ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của mái tôn. 

Bước 3: Lắp đặt các phụ kiện liên quan

Sau khi đã lắp các tấm lợp bao phủ toàn bộ mái nhà, hãy sử dụng các tấm che khe nối như phần nóc, sườn, máng… Việc sử dụng tấm che khe nối nhằm mục đích che đi các vết ghép nối trên mái để giúp mái tôn kín, không bị hở. Nhờ đó, mái tôn sẽ không bị dột nước, bị ngấm nước vào trong khi trời mưa, hạn chế làm hỏng lớp cách nhiệt, giúp đảm bảo thẩm mỹ cho mái tôn.

Bước 4: Hoàn thiện

Khi đã hoàn thành các thao tác lắp đặt, làm mái tôn cho ngôi nhà, bạn hãy kiểm tra lại một lượt để đảm bảo các tấm lợp đã bao phủ toàn bộ mái nhà, các mối nối được che khít, các cạnh được làm phẳng, đinh vít siết chắc chắn.

Sau đó, hãy dọn dẹp tất cả những mảnh lợp, đinh vít, mạt sắt còn sót lại trên mái để giúp mái tông được sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Như thế là đã hoàn tất quá trình lắp đặt mái tôn cho ngôi nhà.

8. Một số lưu ý khi thi công mái tôn

Khi thực hiện thi công, làm mái tôn giá rẻ cho ngôi nhà của mình, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi vận chuyển, đưa tấm lợp lên mái không được kéo trượt để tránh làm xước sơn hoặc làm bẩn, làm hỏng tấm lợp.
  • Bắn vít cần phải đúng kỹ thuật, bắn vuông góc với bề mặt của tấm lợp, sử dụng lực vừa đủ để tránh làm hỏng bề mặt của tôn.
  • Khi cắt tôn lợp bằng máy thì tuyệt đối không để phôi sắt bắn lên mặt tôn vì như thế sẽ khiến sơn dẫn bị cháy, làm mái tôn bị han gỉ.
  • Vệ sinh sạch sẽ mái tôn sau khi hoàn thiện, không để các mạt sắt, ốc vít trên mái vì sẽ gây han gỉ, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của mái tôn. 

Làm mái tôn không quá phức tạp, tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của mái tôn sau khi hoàn thiện. Nếu bạn cần lắp đặt mái tôn cho ngôi nhà của mình thì hãy liên hệ tới Hotline 0333.088.889, Việt Tín sẽ tư vấn và hỗ bạn. 

Công ty TNHH Xây Dựng Việt Tín

Địa chỉ: Phong 2603 – Tòa 103 USILK – La Khê – Hà Đông

Hotline: 0333088889

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *