Ngôi nhà không chỉ là tài sản lớn nhất của mỗi gia đình. Đây còn là tổ ấm để các thành viên trong gia đình sum họp trong suốt cuộc đời. Vì thế ngôi nhà cần được đảm bảo an toàn và chất lượng ngay trong quá trình thi công xây dựng. Trong đó ép cọc bê tông là công đoạn quan trọng quyết định đến độ bền vững của công trình. Vậy ép cọc bê tông là gì? Vì sao cần tiến hành ép cọc bê tông móng nhà? Quy trình được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng khi thi công ép cọc bê tông.
1. Ép cọc bê tông là gì?
Để hiểu được ép cọc bê tông là gì trước tiên bạn cần biết cọc bê tông là gì. Đây là loại cọc được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép. Chúng có cấu trúc cực kỳ bền vững. Đặc tính nổi bật của cọc bê tông là có khả năng chống lại sự xâm thực của tất cả các loại hóa chất tồn tại dưới nền công trình. Cọc bê tông thường có tiết diện là hình tam giác hoặc hình vuông. Kích thước của chúng được tính toán kỹ lưỡng bởi các kiến trúc sư xây dựng. Độ cọc dài dao động từ 6- 20m, thậm chí có thể dài hơn nữa tùy thuộc vào mỗi công trình. Các cọc bê tông này sẽ được vận chuyển đến tận công trường xây dựng.
Như vậy ép cọc bê tông là sử dụng các loại máy móc chuyên dụng dùng trong xây dựng để ép cọc xuống nền đất với độ sâu đã được tính toán trước. Giải pháp này giúp làm tăng khả năng chịu tải cho phần móng của công trình.

2. Báo giá ep cọc bê tông Hà Nội 2021
STT | Tiết diện cọc cần ép | Loại thép | MAC bê tông | ĐVT | Đơn giá cọc(vnđ) | Đơn giá nhân công ép cọc(vnđ) | Tổng chi phí(vnđ) |
1 | 200×200 | Thái Nguyên D14 | 250 | md | 130.000 | 30.000 | 160.000 |
2 | 200×200 | Đa Hội D14 | 250 | md | 100.000 | 30.000 | 130.000 |
3 | 250×250 | Thái Nguyên D14 | 250 | md | 185.000 | 40.000 | 225.000 |
4 | 250×250 | Đa Hội D14 | 250 | md | 140.000 | 40.000 | 180.000 |
5 | 250×250 | Thai Nguyên D16 | 250 | md | 190.000 | 45.000 | 235.000 |
6 | 250×250 | Đa Hội D16 | 250 | md | 160.000 | 45.000 | 205.000 |
7 | 300×300 | Thái Nguyên D16 | 300 | md | 275.000 | 65.000 | 340.000 |
8 | 300×300 | Thái Nguyên D18 | 300 | md | 295.000 | 65.000 | 360.000 |
9 | 300×300 | Đa Hội D16 | 300 | md | 255.000 | 65.000 | 320.000 |
Chú ý:
- Đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo
- Đơn giá có thể thay đổi theo thực tế khối lượng thi công
- Đơn giá chưa bao gồm VAT
Xem thêm: Báo giá Phá dỡ nhà – Công trình
3. Ưu nhược điểm của phương pháp ép cọc bê tông
Để thi công phần nền móng của các công trình xây dựng thì có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là ép cọc và đóng cọc. Tùy theo điều kiện địa chất, quy mô công trình để lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong đó phương pháp ép cọc bê tông Hà Nội có rất nhiều ưu điểm.
1. Ưu điểm
- Ép cọc bê tông có thể được thực hiện trên nhiều địa hình khác nhau. Thậm chí phương pháp này có thể thi công tại những khu vực hẻm nhỏ, chật chội.
- Ép cọc là phương pháp thi công hiện đại vì thế không gây ra tiếng ồn, không làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Đây là phương pháp cần ít nhân công, chi phí thấp. Do đó, tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ cho chủ đầu tư.
- Phương pháp này sẽ ép từng đoạn cọc xuống nền dưới lực ép. Vì thế bạn dễ dàng kiểm tra chất lượng cọc ép.
2. Nhược điểm
- Bên cạnh những ưu điểm như trên thì phương pháp ép cọc cũng có những hạn chế nhất định:
- Đơn vị thi công cần có hồ sơ khảo sát. Từ đó mới xác định được chiều sâu chôn cọc phù hợp.
- Phương pháp này không thích hợp để thi công ở khu vực có lớp đất xấu mà cọc phải đóng xuống quá sâu. Đồng thời không thi công được đối với các loại cọc bê tông có sức chịu tải lớn.

3. Vì sao nên ép cọc bê tông?
Thực tế cho thấy có không ít ngôi nhà, công trình xây dựng bị sụt lún, nứt tường trong quá trình sử dụng. Thậm chí bị đổ sập chỉ sau một thời gian ngắn thi công. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Theo khảo sát thì nguyên nhân chính dẫn đến công trình kém chất lượng, thiếu bền vững là do thi công phần móng không đảm bảo, quy trình ép cọc không được thực hiện đúng kỹ thuật.
Phần móng có ý nghĩa quyết định đến độ vững chắc và độ bền của mọi công trình. Phần móng chính là nền tảng, là bệ đỡ của ngôi nhà. Vì thế móng cọc nếu không được gia cố tốt thì mọi công đoạn khác đều trở nên vô nghĩa.
Lớp móng cọc có tác dụng truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất xung quanh. Những cây cọc bê tông vững chắc được chôn sâu xuống lòng đất giúp làm tăng khả năng chịu tải của công trình. Do đó ép cọc bê tông đóng vai trò quyết định đến chất lượng của công trình. Đây cũng là công đoạn không thể bỏ qua khi thi công bất cứ công trình nào.

4. Cần ép cọc bê tông sâu bao nhiêu là vừa?
Ở nước ta, các công trình được xây dựng chủ yếu trên đất ruộng, đất pha cát hoặc đất liền thổ. Các dạng địa chất này có đặc điểm khác nhau. Do đó cọc bê tông được ép ở độ sâu khác nhau.
Đất liền thổ, đất ở là dạng địa chất ít bị sụt lún. Tùy theo phương pháp ép cọc mà độ sâu có thể khác nhau. Chẳng hạn nếu ép cọc theo phương pháp ép neo thì độ sâu của cọc có thể từ 5-15m. Nếu ép cọc theo phương pháp ép tải thì độ sâu có thể đạt từ 10-20m phụ thuộc vào mỗi loại cọc.
Với công trình thi công trên đất ruộng thì ép cọc bê tông có thể đặt đến độ sâu ít nhất là 10-25m tùy thuộc vào loại cọc.
Đất cát cũng có một số đặc tính như đất ruộng đó là kém bền chắc. Vì thế ép cọc cũng phải đạt đến độ sâu từ 10-20m.
5. Khi nào cần ép cọc bê tông?
Ép cọc bê tông tạo nền móng vững chắc cho công tình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng đến phương pháp này. Ép cọc bê tông móng nhà chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện sau.
- Móng cọc bê tông thường được sử dụng khi xây nhà có từ 2 tầng trở nên, tải trọng nhà tương đối lớn. Với những công trình có quy mô nhỏ, trọng tải bé thì không nhất thiết dùng đến phương pháp này vì sẽ gây tốn kém chi phí không cần thiết.
- Ép cọc bê tông chỉ nên áp dụng với những công trình có mặt bằng tương đối lớn. Như vậy sẽ không gây khó khăn cho việc vận chuyển cọc đúc sẵn và các thiết bị khác đến công trường. Đồng thời đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Công trình liền kề phải đảm bảo vững chắc. Bởi lẽ phương pháp ép cọc bê tông móng nhà tạo ra áp lực rất lớn và lực này có thể làm ảnh hưởng tới kết cấu của công trình liền kề.
- Công trình được xây dựng tại khu vực có địa chất yếu nằm trong khoảng từ 3m tính từ mặt đất.

6. Một số phương pháp ép cọc phổ biến nhất hiện nay
Để phần móng công trình vững chắc theo thời gian, các nhà thầu xây dựng thường áp dụng một số phương pháp ép cọc bê tông móng nhà dưới đây.
1. Phương pháp ép cọc neo
Phương pháp này dùng neo để níu cọc xuống đất. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các công trình nhỏ hoặc khi xây dựng nhà dân. Để ép cọc neo, đơn vị thi công sẽ dùng máy thủy lực với lực ép từ 40-50 tấn tải trọng. Cọc bê tông có kích thước 200×200 và 250×250.
Phương pháp ép cọc neo có ưu điểm là thi công rất nhanh chóng, đơn giản. Đặc biệt có thể thi công được ở những khu vực có địa hình chật hẹp, các hẻm nhỏ trong thành phố. Đồng thời không gây tiếng ồn lớn và không ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Hơn nữa so với các phương pháp khác thì phương pháp này có chi phí rẻ hơn rất nhiều. Đồng thời nhà thầu cũng dễ dàng kiểm tra được chất lượng công trình.
Bên cạnh ưu điểm thì ép cọc neo cũng có một số nhược điểm như chịu lực kém nên chỉ phù hợp khi áp dụng cho các công trình nhà dân quy mô nhỏ, không phù hợp với công trình nhà cao tần hoặc công trình có trọng tải lớn. Thi công cần có hồ sơ khảo sát địa chất để xác định được chôn cọc ở độ sâu bao nhiêu là phù hợp.
2. Phương pháp ép cọc bằng máy tải
Ép cọc bằng máy tải được áp dụng chủ yếu cho các công trình có tải trọng lớn. Đơn vị ép cọc sẽ sử dụng máy thủy lực có cục đối trọng để ép và đóng cọc. Ưu điểm của phương pháp này là máy tải tạo ra lực ép lớn từ 60-120 tấn. Có 5 loại cọc sẽ được sử dụng trong quá trình thi công. Do đó chi phí của phương pháp này sẽ cao hơn so với phương pháp ép cọc neo. Việc di chuyển thiết bị máy móc khi thực hiện ép cọc bằng máy tải cũng không dễ dàng. Do đó chỉ áp dụng được cho những công trình có mặt bằng tương đối rộng mà xe tải lớn có thể vào được.

3. Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải
Đây là phương pháp dùng máy có đối trọng tương đương với máy dùng trong phương pháp ép cọc neo. Tuy nhiên máy này được thiết kế với 6 trụ neo. Máy ép cọc bán tải có lực ép từ 50-60 tấn. Phương pháp này sử dụng cọc vuông với kích thước 200×200, 250×250, 300×300 và một loại cọc khác là cọc ly tâm D300. Ép cọc bằng máy bán tải có thể áp dụng cho mọi công trình lớn nhỏ khác nhau và ở mọi địa hình khác nhau. Chi phí ở mức độ trung bình. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian thi công lâu.
Xem thêm: Những phương pháp chống văng nhà
4. Phương pháp ép cọc bằng robot
Đây là công nghệ ép cọc bê tông hiện đại nhất hiện nay và thường được sử dụng cho những công trình có khối lượng cọc cực lớn. Máy ép cọc robot có lực ép tải từ 80 – 360 tấn và lên đến hàng nghìn tấn. Ưu điểm của phương pháp ép cọc bằng robot là độ chính xác rất cao, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Trên đây là một số phương pháp ép cọc bê tông được các nhà thầu sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo tính chất mỗi công trình, nhà thầu xây dựng sẽ sử dụng phương pháp ép cọc phù hợp. Chẳng hạn các công trình như nhà phố, nhà liền kề thì ép cọc bê tông móng nhà bằng máy neo và máy bán tải là lựa chọn thích hợp. Phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm cho phí hơn.
Đối với các công trình có quy mô lớn như chung cư cao tầng, trung tâm thương mại thì ép cọc bằng máy Robot và máy máy tải sẽ giúp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công.

7. Quy trình ép cọc bê tông
Để đảm bảo kỹ thuật khi xử lý nền móng, ép cọc bê tông cần được thực hiện theo quy trình chuẩn dưới đây:
1. Chuẩn bị ép cọc
Các công việc cần thực hiện trước khi thi công ép cọc là chuẩn bị cọc đúc sẵn với số lượng, kích thước, hình dạng đúng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Cọc ép và các phương tiện máy móc sẽ được vận chuyển đến công trường để sẵn sàng cho việc thi công.
Trước khi thực hiện ép cọc, đơn vị ép cọc cần lắp ráp tất cả các thiết bị cần thiết, kiểm tra máy ép, kiểm tra cấu và đối trọng ngay ngắn, đúng kỹ thuật. Đồng thời kiểm tra nối cọc, máy hàn.

2. Tiến hành ép cọc
Việc ép cọc bê tông phải được tiến hành theo đúng kỹ thuật. Cần phải tăng dần áp lực khi đáy kích chạm tới đỉnh cọc. Trong khi thi công cần luôn đảm bảo độ thẳng đứng của cọc. Trường hợp cọc nghiêng phải nhanh chóng điều chỉnh lại. Khi khoảng cách giữa mặt đất và đầu cọc C1 cách nhau khoảng 50cm thì lắp tiếp cọc C2. Đồng thời kiểm tra chi tiết nối, căn chỉnh cọc C2 và thực hiện ép.
Trường hợp lực ép tăng đột ngột là đã tiếp xúc với lớp đất đá cứng. Lúc này cần nhanh chóng giảm tốc độ nén để lực ép không vượt ngoài mức cho phép.
Ở công đoạn cuối, cần đưa đầu cọc xuống cốt âm bằng phương pháp ép âm hoặc cọc phụ.
3. Kết thúc quy trình ép cọc
Giai đoạn này đơn vị ép cọc cần kiểm tra xem đoạn cọc nào được ép xuống đạt chuẩn theo quy định. Nếu có cọc nào không đạt chuẩn cần có phương án khảo sát thực tế công trình và xử lý sự cố. Các cọc bị gãy, bị nghiêng quá 1% đều phải loại bỏ và bổ sung mới.
Ngoài ra đơn vị tiến hành ép cọc phải ghi chi tiết lại quá trình thi công bao gồm đầy đủ các thông tin về cọc ép, máy móc thiết bị thực hiện, tiến độ thi công, sự cố,….để tiện cho việc theo dõi quá trình ép cọc.
8. Một số lưu ý khi ép cọc bê tông
Có thể thấy ép cọc bê tông có nhiều phương pháp khác nhau. Cho dù lựa chọn phương pháp nào thì khi ép cọc cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
1. Cần khảo sát địa chất, địa hình trước khi ép cọc
Để tiến hành thi công ép cọc an toàn và có hiệu quả thì công đoạn khảo sát địa hình rất quan trọng. Theo đó đơn vị thi công cần khảo sát thực tế địa chất. Đồng thời cần nghiên cứu hồ sơ báo cáo về nền đất chuẩn bị thi công. Điều đó sẽ giúp đơn vị thi công lựa chọn được phương pháp ép cọc thích hợp với công trình. Đồng thời xác định được mốc tọa độ cọc chính xác hơn.

2. Lưu ý trong quá trình ép cọc
Cần kiểm tra đầy đủ các loại máy móc thiết bị có hoạt động tốt không. Các cọc khi ép cần phải được cân chỉnh về độ thẳng. Ngoài ra cần xác định máy ép đã đủ tải chưa. Để biết máy ép đủ tải chưa cần kiểm tra đồng hồ áp lực. Đồng thời cần căn cứ vào bảng quy đổi ép cọc bê tông để xác định lực tải đầu cọc đã đạt tiêu chuẩn như thiết kế hay chưa.
3. Lưu ý về an toàn lao động
Trong quá trình thi công ép cọc đơn vị thi công cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị máy móc. Tất cả đều phải đảm bảo hoạt động tốt, không bị hỏng hóc và cần chuyển đến khu vực thi công.
Công nhân tiến hành ép cọc cũng cần được trang bị đồ bảo hộ lao động. Thực hiện đúng các quy định về an toàn máy móc khi vận hành để tránh gây tai nạn hay các sự cố khác.
Qua bài viết trên xaysuanhatrongoi đã chia sẻ biết ép cọc bê tông là gì, vai trò của ép cọc bê tông đối với sự an toàn và chất lượng của công trình cùng với bảng giá ép cọc 2021. Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp ép cọc vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vừa mang đến hiệu quả cao khi thi công.
Công ty TNHH Xây Dựng Việt Tín
Địa chỉ: Phong 2603 – Tòa 103 USILK – La Khê – Hà Đông
Hotline: 0333088889