Trần thạch cao Hà Nội giá rẻ, uy tín

Hiện nay, mọi người có thể thấy rằng hầu hết các công trình lớn nhỏ thi công làm trần đều được làm bằng thạch cao. Thạch cao được ưa chuộng làm trần bởi chúng có trọng lượng nhẹ, dễ tạo hình, thi công nhanh và về sau công việc sửa chữa đơn giản hơn. Hơn nữa, chi phí để mua vật liệu này rất phải chăng mà đem lại một không gian đẹp, cách âm và cách nhiệt tốt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về trần thạch cao Hà Nội nhé!

Trần thạch cao là gì?

Xem thêm: Thi công trần thạch cao đẹp, giá rẻ

Trần thạch cao là một loại vật liệu xây dựng bao gồm các tấm thạch cao được lắp đặt trên khung treo để tạo thành trần nhà. Chúng thường được sử dụng để che phủ các ống dẫn, thiết bị điện, hệ thống thông gió và âm thanh trong các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, khách sạn, trường học và bệnh viện. Bên cạnh đó, trần thạch cao là vật liệu xây dựng có nhiều ưu điểm như dễ lắp đặt, dễ thi công, độ bền cao, giảm tiếng ồn và tạo không gian thẩm mỹ.

Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là gì?

Cấu tạo của trần thạch cao

  • Trần thạch cao là sự kết hợp tổ hợp của các vật liệu xây dựng gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ khác. Với sự kết hợp của các vật liệu này tạo nên những chức năng của trần thạch cao, cụ thể như sau:
  • Khung xương thạch cao tạo nên một hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần gian bê tông cốt thép hay các kết cấu mái của ngôi nhà.
  • Tấm thạch cao giúp tạo mặt phẳng cho trần và chúng được liên kết với hệ khung nhờ vào các vít chuyên dụng.
  • Sơn bả là lớp sơn tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần nhà.
Cấu tạo của trần thạch cao
Cấu tạo của trần thạch cao

Cấu trúc tấm trần thạch cao

  • Bề mặt tấm trần thạch cao được phủ lớp hóa chất hay lớp sơn giúp trần nhà chống thấm cực tốt.
  • Sở hữu với thiết kế lớp vải thủy tinh ở hai mặt trước và sau giúp chống cháy, cách nhiệt, cách âm, chống ẩm mốc,… giúp cho trần nhà luôn sáng bóng và có thẩm mỹ.
  • Phần lõi tấm chống thấm nước cực tốt.

Xem thêm: Giá nhân công xây dựng 1m2 mới nhất hiện nay

Ưu điểm của trần thạch cao

Trần thạch cao là vật liệu xây dựng ngày nay đang cực kỳ phổ biến, bởi sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm, điển hình:

  • Dễ lắp đặt và thi công: Trần thạch cao có cấu trúc đơn giản và dễ lắp đặt, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thi công.
  • Giảm tiếng ồn: Với tính năng cách âm tốt, trần thạch cao giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài và cải thiện chất lượng âm thanh bên trong phòng.
  • Tính thẩm mỹ cao: Trần thạch cao có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, giúp tạo ra không gian thẩm mỹ và sang trọng cho công trình.
  • Độ bền cao: Với khả năng chịu lực tốt, trần thạch cao có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị biến dạng hay rạn nứt.
  • Dễ dàng bảo trì và sửa chữa: Trần thạch cao có thể được bảo trì và sửa chữa một cách dễ dàng bằng cách tháo rời các tấm thạch cao.
  • An toàn về môi trường: Là sản phẩm được sản xuất từ vật liệu tự nhiên, không chứa amiang hay các hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe và môi trường.
  • Tính linh hoạt: Trần thạch cao có thể được cắt, uốn cong và tạo ra các hình dạng phức tạp khác nhau để phù hợp với yêu cầu thiết kế của công trình.
  • Tiết kiệm năng lượng: Sở hữu khả năng giữ nhiệt tốt, vật liệu này giúp giảm sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm mát và sưởi ấm cho công trình.
  • Độ bền với mối mọt: Trần thạch cao không bị mối mọt tấn công, giúp kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tính chống cháy tốt: Có khả năng chống cháy tốt, giúp tăng tính an toàn cho công trình và người sử dụng.
  • Tính chịu nước: Khả năng chịu nước của chúng rất tốt, giúp giảm nguy cơ hư hỏng do ẩm ướt.
Ưu điểm của trần thạch cao
Ưu điểm của trần thạch cao

Phân loại trần thạch cao 

Nhận thấy rằng, nhu cầu sử dụng và thi công trần nhà bằng thạch cao đang ngày càng phổ biến. Do vậy, việc xuất hiện đa dạng các loại trần nhà thạch cao không quá lạ với chúng ta. Và hiển nhiên, mỗi loại đều sẽ có kiểu dáng và độ bền riêng. Vì thế, chúng tôi đã phân loại trần thạch cao cụ thể dưới đây, bạn có thể bạn có thể tham khảo:

Xem thêm: Báo giá thi công 30 vách kính cường lực 2022

Phân loại theo chức năng

Phân loại trần thạch cao dựa theo chức năng, chúng ra có thể chia thành 3 loại chính: Trần thạch cao cách âm, trần thạch cao chống cháy và trần thạch cao chống ẩm. Cụ thể như sau:

  • Trần thạch cao cách âm:

Về cấu tạo: Chúng gồm 3 phần chính, bao gồm: khung xương, tấm thạch cao và bông thuỷ tinh.

Khả năng cách âm của trần thạch cao được tạo bởi lớp giấy giảm âm Glass Matt có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được phủ với lớp bông thủy tinh có tính kín khít cao.Với cơ chế hoạt động của sản phẩm này là ngăn chặn đường đi của âm thanh và làm giảm âm lượng của tiếng ồn. Chính vì điều này, giúp trần thạch cao có khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với các loại trần kiểu cũ có cùng độ dày.

  • Trần thạch cao chống cháy:

Có thể nói, so với các loại trần chống cháy thông thường thì đa số người dùng sẽ thích sử dụng tấm trần chống cháy kết hợp được làm từ thạch cao. Bởi ở sản phẩm này có các sợi thủy tinh và phụ gia microsilica giúp khả năng chống cháy vượt trội hơn. Hơn nữa, bên ngoài có vỏ bọc là một lớp giấy màu hồng có thiết kế vô cùng đặc biệt.

Người dùng thường sử dụng loại tấm này để thi công những loại trần có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, cầu thang thoát hiểm hay nhà bếp,…

  • Trần thạch cao chống ẩm, chịu nước:

Đây là dòng sản phẩm được dùng cho những nơi ẩm thấp như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp,… Người thợ thi công sẽ sử dụng những tấm thạch cao chống ẩm của Gyproc 9mm hoặc của Đức để tiến hành thi công. Bởi những loại vật liệu này giúp cho căn nhà của bạn sẽ luôn sạch sẽ, chống ẩm mốc cực tốt, đặc biệt trong thời tiết nồm ẩm ở phía Bắc.

Bên cạnh đó, dòng sản phẩm này còn dùng cho những nơi tiếp xúc với bên ngoài hay với nước. Bởi tấm thạch cao chịu nước, chống thấm dùng để lát nền, đối với tường trần thạch cao sàn nâng thích hợp cho những nơi có độ ẩm cao và hoàn toàn thích hợp với mọi thời tiết.

Phân loại trần thạch cao theo hình dáng

Theo hình dáng thiết kế, trần thạch cao được phân thành 2 loại chính, gồm: Trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Cụ thể:

  • Trần thạch cao nổi:

Trần thạch cao nổi hay còn gọi theo cách khác là trần thạch cao thả. Sản phẩm này được thiết kế với một phần thanh xương lộ ra ngoài. Với tác dụng che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay những đường dây điện, ống nước,…dưới trần bê tông, mái tôn, mái ngói,…nhằm tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà cực tốt mà sản phẩm này khá phổ biến.

  • Trần thạch cao chìm

Đây là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên tấm thạch cao. Điều này khiến cho bạn không thể nhìn thấy bộ khung xương này. Vì thế, nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn sẽ có cảm giác như đang nhìn trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ, sang trọng.

Trần thạch cao chìm bao gồm 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp:

Trần thạch cao phẳng là loại trần có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng và chúng được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Trần thạch cao giật cấp là loại trần được giật cấp xuống từng cấp khác nhau. Theo nhận xét của các kiến trúc sư cho rằng, đây là một kiểu trần nhà hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật cao.

Xem thêm: Báo giá tấm nhựa PVC vân giả đá tại Hà Nội 2022

Phân loại theo tính chất

Do nhu cầu sử dụng của mỗi người là khác nhau nên các nhà sản xuất đã thiết kế những họa tiết, vật dụng trang trí của không gian trên tấm thạch cao được tinh xảo hơn. Và trần thạch cao được chia thành các loại sau:

  • Trần thạch cao cổ điển:

Đây là loại trần có các họa tiết trang trí có mức độ cầu kỳ và yêu cầu độ tỉ mỉ cao nhất. Các họa tiết thường được sử dụng như mái vòm, góc trang trí trần tường hoa văn, chỉ nẹp hoa văn và phào chỉ hoa văn. Ngoài ra, hình dáng đèn trần cũng được chú trọng và được xem là một chi tiết quan trọng để tạo nên trần nhà thạch cao mang phong cách cổ điển.

  • Trần thạch cao hiện đại:

Có thể nói, đây là kiểu trần thạch cao có tính linh động cao nhất. Bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nên nét độc đáo, cá tính và phong cách trên của ngôi nhà. Trong số đó, mẫu trần giật cấp là kiểu trần được ưu ái sử dụng nhất. Bởi chúng đem lại tính thẩm mỹ cao cùng với hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu nhất.

  • Trần thạch cao tân cổ điển:

Đây là kiểu trần giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các chi tiết, hoạ tiết, hoa văn thường được sử dụng như góc trang trí trần tường trơn, chỉ nẹp cong, chỉ nẹp trơn và phào chỉ trơn.

Nếu so với trần thạch cao mang phong cách cổ điển thì phòng cách tân cổ điển sẽ có thiết kế đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Phân loại trần thạch cao 
Phân loại trần thạch cao

Lưu ý khi thi công trần thạch cao Hà Nội

Khi thi công trần thạch cao, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Chuẩn bị công cụ và vật liệu: Cần sắp xếp và chuẩn bị các công cụ cần thiết, bao gồm máy khoan, tẩu, đinh vít, keo dán, giấy nhám, lưới thép, khung treo và tấm thạch cao.
  • Đo đạc kích thước: Trước khi bắt đầu lắp đặt, cần đo đạc kích thước để xác định số lượng và kích thước của các tấm thạch cao cần sử dụng.
  • Lắp khung treo: Khung treo được lắp đặt để giữ cho trần thạch cao được cố định trên trần nhà. Cần đảm bảo khung treo được lắp đặt chắc chắn và an toàn.
  • Lắp đặt tấm thạch cao: Các tấm thạch cao cần được lắp đặt một cách chính xác và chắc chắn, với độ rộng và chiều dài phù hợp. Cần sử dụng keo dán để dán các tấm lại với nhau và lưới thép để tăng độ chắc chắn.
  • Hoàn thiện: Sau khi lắp đặt các tấm thạch cao, cần sử dụng giấy nhám để nhám bề mặt và sau đó sơn hoặc trang trí theo ý thích.

Ngoài ra, khi thi công trần thạch cao cần lưu ý đến an toàn lao động, đặc biệt là việc sử dụng máy khoan và các dụng cụ có nguy cơ gây tai nạn.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao Hà Nội
Lưu ý khi thi công trần thạch cao Hà Nội

Báo giá thi công trần thạch cao Hà Nội

Bảng giá dưới đây là bảng giá thi công về những hạng mục thi công trần thạch cao Hà Nội cụ thể mới nhất mà Việt Tín cung cấp, quý khách có thể tham khảo:

STT Hạng mục thi công Khối lượng Đơn giá (vnđ) Đơn giá vật tư và nhân công
Vật tư Nhân công
1 m2 100.000 55.000 155.000 210.000
2 Thi công thạch cao chìm giật cấp ( tấm 9 ly chống ẩm, khung xương Hà Nội) m2 115.000 55.000 170.000
3 Thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9 ly tiêu chuẩn, khung xương Vĩnh Tường). m2 115.000 55.000 170.000
4 Cung cấp thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9 ly chống ẩm, khung xương Vĩnh Tường). m2 130.000 55.000 185.000
5 Thi công trần thả tấm 9 ly kích thước 600x600mm khung xương Hà Nội. m2 105.000 45.000 150.00
6 Thi công trần thả tấm 9 ly kích thước 600x600mm khung xương Vĩnh Tường. m2 120.000 45.000 165.000
7 Thi công vách thạch cao 1 mặt, tấm 9 ly khung xương Hà Nội. m2 150.000 50.000 200.000
8 Thi công vách thạch cao 2 mặt, tấm 9 ly khung xương Hà Nội. m2 165.000 50.000 215.000
9 Thi công vách thạch cao 1 mặt, tấm 9 ly khung xương Vĩnh Tường. m2 220.000 50.000 270.000
10 Thi công vách thạch cao 2 mặt, tấm 9 ly khung xương Vĩnh Tường. m2 235.000 50.000 285.000

Lưu ý: Giá thi công trần thạch cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích phòng, thiết kế, vật liệu sử dụng, khó khăn trong thi công và địa điểm, v.v. Nếu muốn có thông tin chi tiết hơn về giá cả cũng như dịch vụ thi công trần thạch cao Hà Nội, bạn nên liên hệ với các chúng tôi theo hotline…. cao để có được báo giá và tư vấn cụ thể.

Báo giá thi công trần thạch cao Hà Nội
Báo giá thi công trần thạch cao Hà Nội

Hy vọng qua bài viết trên của Việt Tín sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về trần thạch cao Hà Nội. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới bình luận để được chúng tôi tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *