Quý khách hàng đang có nhu cầu sửa chửa, cơi nới nhà cửa, xây vách ngăn, xây thêm phòng, tường bao và muốn tìm hiểu đơn báo giá xây trát tường có thể tham khảo bảng báo giá của công ty Việt Tín chúng tôi dưới đây.
Công ty Việt Tín chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà trọn gói với thế mạnh nhiều năm trong nghề, đội ngũ kỹ thuật trình độ cao, thợ xây lành nghề, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là quy trình phục vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết bảo hành chất lượng, độ bền công trình cũng như tiến độ thi công và bàn giao. Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0333088889 để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Báo giá xây trát tường giá rẻ năm 2022
Hạng mục | Đơn vị | Vật tư | Giá nhân công | Trọn gói |
Xây tường 110 | m2 | 145.000 | 125.000 | 300.000 |
Xây tường 220 | m2 | 224.000 | 135.000 | 535.000 |
Trát tường mặt trong nhà | m2 | 20.000 | 50.000 | 125.000
|
Trát tường mặt ngoài nhà | m2 | 20.000 | 75.000 | 150.000 |
Xây tường rào gạch block 100 | m2 | 720.000 | ||
Xây tường rào gạch block 200 | m2 | 880.000 |
Báo giá xây trát tường trên đây là giá tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm phụ thuộc vào giá vật liệu, hạng mục thi công, vị trí thi công và từng hạng mục công trình.
Vui lòng liên hệ ngay với dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà Việt Tín theo số điện thoại 0333088889 để được tư vấn, giải đáp, khảo sát và báo giá miễn phí!
Một số điều cần lưu ý trong quy trình xây trát tường
Quy trình Công tác xây tường
Đây là công tác phổ biến thường gặp trong thi công, xây dựng các loại công trình. Tường có chức năng giới hạn, phân chia các khoảng không gian, là thành phần kết cấu chính có tác dụng chịu lực và tải trọng ngôi nhà và vừa là yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ của công trình. Đầu tiên chúng ta cần lưu ý loại tường và chức năng tường dự định xây là gì.

Tham khảo thêm:
Các loại tường phổ biến hiện nay
Tường ngoài: Đây là tường bao bọc xung quanh ngôi nhà có tác dụng chịu lực nâng đỡ ngôi nhà và chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố môi trường bên ngoài như nắng, mưa, gió, bão…Ngoài ra, đối với một số công trình chuyên dụng còn trang bị thêm cách âm, cách nhiệt, chống thấm và chống cháy.
Tường trong: là loại tường phân chia các phòng hay khoảng không gian trong nhà. Cũng như tường ngoài, tường trong có thể trang bị chức năng cách âm, cách nhiệt…
Tường trang trí: Đây là loại tường thiết kế nhằm phân chia các khoảng không gian đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tường trang trí thường được thiết kế từ mặt tường gạch trát, gạch không trát (gạch trần) hoặc phổ biến nhất hiện nay là tường ốp với đa dạng các loại vật liệu như gỗ, đá, kính, nhựa PVC…

Ngoài ra có thể phân loại tường dựa trên kết cấu là tường chịu lực và tường không chịu lực:
Tường chịu lực: đây là tường có chức năng chịu tải trọng của chính nó và truyền tải trọng của các cấu kiến bên trên nó như trần, mái, sàn xuống các cấu kết bên dưới là móng, nền. Ngoài ra, tường chịu lực còn có chức năng tăng độ cứng cho tổng thể công trình.
Tường không chịu lực: tường này chỉ chịu tải trọng của chính nó và không chịu tải trọng của bất cứ cấu kết nào khác. Nó thường có tác dụng phân chia, ngăn giữa các phòng, các không gian nhỏ như khu vệ sinh, khu nhà tắm…Thường được xây lửng hoặc sát trần.
Xem thêm: Báo giá Phá dỡ nhà
Độ dày của tường gạch thông thường
Hiện nay theo tiêu chuẩn xây dựng đối với các công trình, phổ biến và thông dụng nhất vẫn là tường gạch xây dựng thủ công với các kích thước tiêu chuẩn sau:
Tường đơn: hay còn gọi là tường một gạch, độ dày gạch 105mm và độ dày tường bao gồm 2 lớp vữa 2 bên là 130-140mm.
Tường 2 gạch: độ dày 220mm bao gồm độ dày vữa trát 25cm. Thường được gọi với tên gọi khác là tường đôi hay tường 22.
Tường 3 gạch: độ dày tầm 335mm với lớp vữa trát tầm 37mm. Còn được gọi là tường 33, được sử dụng trong xây nhà 3 tầng trở lên hoặc xây tường móng.
Tường 4 gạch: Thực tế dày khoảng 450mm, độ dày vữa là 48cm, thường sử dụng làm móng cho tường gạch chịu lực.
Các yêu cầu cơ bản đối với tường xây

Tường xây phải đủ độ cứng, độ chịu lực dưới tác động của tải trọng các kết cấu như sàn, mái và tải trọng của chính nó. Ngoài ra, tường còn phải chịu lực của các tác nhân bên ngoài như gió, bão, chấn động mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn, bền vững, không nứt, không biến dạng.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu mà tường xây có thể được thiết kế dày hơn so với tiêu chuẩn kết cấu đề ra nhằm đảm bảo tính cách nhiệt cho ngôi nhà của bạn.
Quá trình thi công nên được lên kế hoạch tỉ mỉ, có sự phân công rõ ràng giữa các tổ cũng như từng giai đoạn thi công. Công việc cần có sự phối hợp nhịp nhàng, liền mạch, tránh đứt quãng gây ảnh hưởng đến chất lượng và kết cấu tường.
Cần bảo quản tốt tường sau khi mới xây xong cho đến lúc khô hoàn toàn, tránh các lực va chạm để giữ độ bền tối đa.
Quy trình Công tác trát tường
Trát tường là công tác cơ bản sau khi xây tường nhằm tạo bề mặt phẳng mịn, tạo tính thẩm mỹ cũng như độ bền lâu của ngôi nhà.
Quy trình kỹ thuật của trát tường
Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt trát
Kiểm tra độ phẳng của bề mặt trát, vệ sinh và tưới nước bề mặt nhằm tăng độ bám dính của vữa, cũng như tránh các lỗi nứt chân chim sau khi hoàn thiện.
Công đoạn 2: Trộn vữa
Hiện nay, vữa được sử dụng phổ biến nhất là vữa xi măng trộn cát. Cát tô yêu cầu là loại cát nhỏ, mịn, có màu vàng óng ánh. Cát được sàng qua lưới để loại bỏ tạp chất, rác, sỏi, đá tránh gây vết cho mặt tường sau này.
Đong vật liệu theo đúng tỷ lệ mác vữa, thông thường vữa trát tường có mác 75.
Trộn khô nhiều lần đối với cốt liệu cho thật đều rồi mới trộn nước theo đúng tỷ lệ.
Công đoạn 3: Trát vữa
Đánh dấu mốc vữa trát bằng đinh, gỗ hay cột vữa để xác định độ dày của vữa tránh tình trạng chỗ dày, chỗ mỏng.
Tiến hành lấy vữa, dùng bàn xoa và bay lấy một lượng vừa đủ cho lên tường sau đó dùng bàn xoa xoa theo các đường lần lượt để tạo lớp vữa cơ bản.
Dùng thước tầm để gạt bề mặt theo hướng từ dưới lên trên nhằm tạo mặt phẳng. Kiểm tra những chỗ lõm để bù vữa và tiếp tục dùng thước cán. Có thể dùng đèn rọi để xác định độ phẳng của tường. Đợi bề mặt vữa se lại thì dùng bàn xoa xoa lại để hoàn thiện.
Công đoạn 4: Bảo dưỡng bề mặt sau khi trát
Tránh va chạm vào bề mặt tường mới trát. Sau khi bề mặt trát khô hoàn toàn tiến hành tưới nước làm ẩm mặt trát.
Những yêu cầu kỹ thuật trong công tác trát tường

Bề mặt trát phải bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm theo cả hai chiều đứng và ngang. Tiến hành kiểm tra bằng thước tầm hoặc đèn neon áp sát bề mặt tường để tìm chỗ lồi lõm.
Các cạnh cần đảm bảo thẳng đứng hoặc ngang bằng. Tiến hành kiểm tra độ dốc và mặt bằng ngang bằng ống thăng bằng và chiều thẳng đứng bằng dây rọi. Các góc đảm bảo vuông và cân đều.
Các đường gờ, chỉ cần phải thẳng, sắc nét và dày đều.
Không bị nứt, phồng, bong lở. Nếu có cần đục phá, miết chặt xung quanh, đợi vữa thật ráo rồi mới trát lại.
Dịch vụ thi công xây trát tường uy tín hàng đầu tại Hà Nội
Công ty TNHH Xây dựng Việt Tín là một trong những đơn vị hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa các công trình nhà ở dân dụng, cửa hàng, kho, xưởng…Trong nhiều năm qua, công ty chúng tôi cùng với đội ngũ kỹ thuật lành nghề đã hoàn thành hàng ngàn ngôi nhà mơ ước với sự tín nhiệm và tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng thông qua phương châm “Xây dựng từ tâm, nâng tầm đẳng cấp”.
Chúng tôi cam kết:
- Tư vấn khách hàng nhiệt tình, chu đáo khi lựa chọn Việt Tín đồng hành.
- Sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi khách hàng
- Hoàn thành công trình đúng tiến độ thỏa thuận. Bồi thường khách hàng khi công trình thi công chậm tiến độ bàn giao nếu không có lý do chính đáng;
- Thi công đúng kỹ thuật và đúng bản vẽ thiết kế, cam kết công trình bền vững, vửa đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Vệ sinh công trình sạch sẽ và cẩn thận sau khi hoàn thành. Khách hàng không phải bỏ một chút công sức nào cho công đoạn vệ sinh sau khi hoàn thành.
- Bảo hành công trình đúng theo thỏa thuận ký kết. Bảo dưỡng công trình chu đáo, nhiệt tình, có mặt sớm nhất khi khách hàng cần đến sự trợ giúp từ Việt Tín.
Hãy liên hệ Việt Tín sớm nhất để được hưởng mức giá dịch vụ ưu đãi.